Toán học trong Montessori
12/04/2018

Vì sao song song với NGÔN NGỮ, TOÁN HỌC luôn là môn học được dạy đầu tiên trong mọi chương trình giáo dục truyền thống? Gauss, người được xem là “hoàng tử của Toán học” coi toán học là "nữ hoàng của các ngành khoa học".

Vì sao song song với NGÔN NGỮ, TOÁN HỌC luôn là môn học được dạy đầu tiên trong mọi chương trình giáo dục truyền thống? Gauss, người được xem là “hoàng tử của Toán học” coi toán học là "nữ hoàng của các ngành khoa học".

Toán học được sử dụng trên khắp thế giới như một công cụ thiết yếu trong nhiều lĩnh vực, bao gồm khoa học, kỹ thuật, y học, và tài chính... Có thể nói tất cả các ngành khoa học và nghệ thuật đều dựa trên toán học như là nền tảng, trong đó Số học là một nhánh thiết yếu hình thành nên một phần của mọi nhánh khác của Toán học.

Toán học là môn học trừu tượng nhất mà bộ não phải tư duy với những khái niệm khó hiểu hay những bảng cửu chương học hoài không thuộc ở bậc Tiểu học. Và chính sự không nắm bắt một cách hoàn hảo Số học trong những năm đầu là nguyên nhân của sự “mất căn bản” khi học lên các nhánh khác của Toán học cũng như các môn học tự nhiên khác như Vật lý, Hóa học… ở các cấp học cao hơn.

Sự thật là mọi đứa trẻ đều có khả năng học toán và nắm bắt Số học một cách hoàn hảo tự nhiên nếu được hỗ trợ đúng thời điểm và đúng cách! Hẳn các ba mẹ sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng trẻ em thực sự yêu thích Toán học và chính cách dạy toán theo phương pháp cũ đã làm mất đi phần lớn tình yêu đó. Chúng ta nhận ra rằng trẻ em có năng lực phân biệt và thực hiện việc phân biệt các khía cạnh định lượng của sự vật từ khá sớm. Trẻ chỉ vừa mới một tuổi có thể tìm ra sự khác biệt giữa một ít và một số, ít hơn và nhiều hơn hay thậm chí cả nhỏ và lớn. Sự đánh giá bằng cảm quan đơn thuần không còn làm thoả mãn trẻ tại một thời điểm nhất định trong cuộc sống.

Để đánh giá chính xác số lượng, trẻ cần sự trợ giúp mang tính giáo dục. Trong lớp học Montessori, trẻ được chuẩn bị cho Toán học từ rất sớm ngay từ những ngày đầu. Việc nhìn thấy một trẻ quan sát, so sánh và tạo mối liên hệ giữa các sự vật và thực thể thông qua các khía cạnh định tính (chất) của vật chất là điều không có gì lạ. Các hoạt động phân cấp trong các giáo cụ Cảm giác đem lại cơ hội cho việc nhận biết các khía cạnh định tính (chất) của vật chất. Các hoạt động phân cấp trong các giáo cụ Cảm giác cũng đem lại cơ hội cho việc phân tích các khía cạnh định tính của vật chất. Còn các giáo cụ liên quan tới kích thước (gậy đỏ, tháp hồng, thang nâu, các hình trụ có núm…) có thể cung cấp thêm các khía cạnh định (số) lượng mặc dù chúng chỉ được xem xét từ góc độ định tính (chất) trong khi thực hiện các hoạt động Cảm giác. Số lượng cũng là một tính chất của vật chất. Trong lớp học Montessori tại trường mầm non Quốc tế FTF những bài học cơ bản về Số học được đưa vào trong những bộ giáo cụ giác quan thể hiện ở việc số lượng các thành phần ở trong các bộ giáo cụ này đều là bội số của 10, đại diện cho hệ thập phân – hệ số cơ bản nhất trong Số học. Không chỉ đưa vào số lượng đại diện cho hệ thập phân, ngay cả tương quan giữa các thành phần của giáo cụ cũng đại diện cho mối quan hệ của các khái niệm toán học trong hệ thập phân, ví dụ: thanh gậy đỏ ngắn nhất (dài 10cm) bằng 1/10 thanh gậy đỏ dài nhất (100cm), khi đó thanh gậy đó ngắn nhất đại diện cho 1 đơn vị, còn thanh gậy đỏ dài nhất đại diện cho bội số 10 của 1 đơn vị tức là 10 đơn vị. Những tính chất về số lượng của vật chất này thẩm thấu một cách vô thức vào trẻ qua các hoạt động luyện tập Cảm giác từ khi mới bước chân vào trường học. Khi trẻ khoảng ba tuổi rưỡi, sẽ có một điều xảy ra trong trẻ và bà Montessori gọi đó là sự thức tỉnh của trí tuệ toán học. Trẻ không còn thấy vui với ‘Cái này nhiều hơn’, v.v. Trẻ muốn biết không những ‘Nhiều hơn bao nhiêu’ mà còn là ‘nhiều hơn chính xác là bao nhiêu’. Những điều trẻ ước lượng theo cảm giác, trẻ cần thể hiện một cách chính xác. Do đó số học trở thành câu trả lời cho những gì mà trẻ cần, ở thời điểm trẻ cần, theo cách trẻ cần, phục vụ cho mục đích trẻ tự hình thành bản thân với việc cân nhắc rằng giáo cụ cho việc học phải được đặt dưới quyền tuỳ ý sử dụng của trẻ. Đó là điều mà bà Montessori gọi là ‘Tâm lý số học’. Nếu nhu cầu của trẻ không được đáp ứng ngay tại thời điểm trẻ cảm thấy nó, trẻ sẽ tìm phương tiện thể hiện của riêng trẻ và phương tiện đó có thể không chính xác. Ở giai đoạn phát triển này trẻ cần đến các công cụ làm việc để trẻ có thể có được những kiến thức trong lĩnh vực số học. Đó là lý do tại sao số học được bắt đầu giới thiệu trong trường mầm non Quốc tế FTF khi trẻ khoảng ba tuổi rưỡi. Một số người cho rằng toán học đến với con người một cách tự nhiên và có một số người khác cảm thấy việc học toán là một ép buộc quá đáng đối với trí óc con người. Làm thế nào để chúng ta điều hoà được cả hai lời tuyên bố có vẻ mâu thuẫn này? Câu trả lời nằm trong kiểu tiếp cận đúng, được thực hiện đúng thời điểm, phục vụ đúng mục đích, theo một cách đúng đắn.

Tâm lý số học phải được giới thiệu như là một phương tiện của sự phát triển, như là dinh dưỡng tinh thần cho sự tự hình thành. Kết quả của phương pháp giáo dục Montessori đối với hỗ trợ phát triển Toán học là phần lớn các trẻ trải qua trường Montessori đều có tình yêu vô cùng lớn đối với Toán học bên cạnh việc có thể làm các phép tính số học tới hàng ngàn, trăm ngàn, thậm chí hàng triệu và có những kỹ năng toán học mà các em lớp hai lớp ba (trường truyền thống) vẫn còn gặp khó khăn.