Giác quan trong Montessori
12/04/2018

“There is nothing in the intellect that is not first in the senses” - “Không có trí tuệ nào mà không bắt nguồn từ các cảm giác”. Maria Montessori nói rằng các cảm giác giúp con người khám phá thế giới, mở ra con đường tới sự hiểu biết.

Cảm quan (Sensorial) xuất phát từ gốc từ tiếng Anh (senses) có nghĩa giác quan. Điều đó có nghĩa học môn cảm quan là trẻ học cách nhận thức, định hình thế giới xung quanh mình thông qua các giác quan trên cơ thể.


Đối với Montessori thì mỗi đứa trẻ là “một nhà thám hiểm cảm quan”, trong những nghiên cứu của mình bà nói rằng trẻ bắt đầu trải nghiệm thế giới bằng cảm quan ngay từ lúc mới lọt lòng mẹ, thông qua những giác quan, đứa trẻ học về môi trường xung quanh mình. Rồi qua các bài học đó, thì trẻ hiểu được thế giới mà chúng đang là 1 thành viên ở trong đó.


Việc luyện tập các giác quan có 1 ý nghĩa vô cùng lớn đối với sự phát triển của trẻ, không chỉ đáp ứng các chức năng chung giúp trẻ thích nghi với nền văn minh đương đại, mà còn chuẩn bị cho trẻ nhu cầu cấp bách của cuộc sống. 


Một sinh viên, thậm chí sau khi đã hiểu một vấn đề, thường thấy quá khó để tiến hành một công việc mà anh ta mong đợi bởi vì quá trình giáo dục của anh ta thiếu một nhân tố căn bản – sự hoàn hảo của cảm giác. Khi một sinh viên y học về nhịp đập tim của bệnh nhân và không thể phân biệt được sự đập mạnh/nhanh thì việc học không thể giúp anh ta vận dụng vào trong công việc. Hay khi một đầu bếp được yêu cầu mua cá tươi sẽ không thể làm được nếu mũi và mắt không được luyện tập để nhận biết sự tươi.


Mọi người phải có được kỹ năng qua sự luyện tập lặp lại. Sự thông minh thường vô hiệu nếu thiếu luyện tập và sự luyện tập này gần như luôn luôn là sự luyện tập của các cảm giác. Và đây là lý do tại sao việc luyện tập cảm giác nên được bắt đầu có phương pháp trong thời thơ ấu.
Trong các giờ học, thông qua những bộ giáo cụ trẻ có thể hiện thực hóa được các khái niệm trừu tượng. Người lớn thường gặp rất nhiều khó khăn để giải thích cho trẻ hiểu những khái niệm trừu tượng nhưng bằng việc học với những giáo cụ trực quan, thì trẻ có thể tự mình hiểu được những điều khô khan khó hiểu đó thông qua trải nghiệm thực tế của mình.